Thứ Hai, 15 tháng 12, 2014

Giấy phép lao động - Dịch vụ cấp giấy phép lao động

Giấy phép lao động - Dịch vụ cấp giấy phép lao động



Luật Hùng Sơn & Cộng sự cung cấp dịch vụ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài nhanh nhất, tiết kiệm chi phí. Liên hệ: Ls. Nguyễn Minh Hải - 0964 02 3333

Thứ Bảy, 6 tháng 12, 2014

Hóa đơn hôn nhân

Trong một đêm mưa gió của 10 năm về trước, sau khi anh thi rớt Đại học, ngoài người mẹ đang bệnh tật, người cha già ốm yếu, còn cả ngôi nhà mái ngói mưa ngập vì dột nước, tất cả anh đều bỏ lại cho em để lên Hà Nội tìm việc. Em đã quyết định rời xa quê hương, xa gia đình bạn bè, từ bỏ tất cả để đi theo anh. Còn nhớ lúc đầu lên Hà Nội, lộ phí đều dùng tiền lương cả năm đi dạy thêm của em. Em chịu bao nhiêu vất vả, khổ cực như vậy cũng chỉ vì ngày hôm nay có thể được sống hạnh phúc bên anh.
Hoặc cũng có thể em nhìn người không sai, anh thực sự là một người vô cùng tài giỏi.
10 năm sau đó, anh đã có xe riêng, có biệt thự riêng và khối tài sản khổng lồ. Khi gia đình em đã dần tha thứ chuyện năm xưa khi em bỏ nhà theo anh, bố mẹ em đã không còn lo lắng sợ em lấy nhầm người nữa thì anh đột nhiên thẳng thừng tuyên bố: “Anh đã tìm được tri kỉ của cuộc đời mình”. Anh bảo nếu em đồng ý ly hôn thì tài sản, con cái tất cả anh đều cho em. Nếu anh phản bội em thì em không được oán hận anh. Em cười nói 3 ngày sau em sẽ trả lời anh.
3 ngày sau, em liệt kê một tờ hóa đơn hôn nhân cho anh xem:
1. 10 năm vợ chồng, anh chỉ mặc 3 bộ đồ ngủ cũ kĩ, đi hỏng 4 đôi dép lê, dùng rách 21 đôi giày da. Giày da anh dùng rách nhiều nhất vì anh cả ngày bận ra ngoài kiếm tiền. Thế nên có nhiều cô gái rung động vì thành công của anh là điều đương nhiên.
2. 10 năm vợ chồng, em mặc hết 10 bộ đồ ngủ, đi hỏng 11 đôi dép lê, dùng rách 15 đôi giày da. Em làm hỏng dép lê và giày đều nhiều gần như nhau, bởi thời gian em chăm sóc gia đình và con cái hơn anh gấp nhiều lần, nhưng thời gian cùng anh ra ngoài làm ăn cũng không hề ít. Vì thế, em chẳng còn thời gian để tự chăm sóc cho bản thân mình, khiến anh không còn cảm giác mới mẻ như trước đây. Trong mắt anh em chẳng khác gì một bà già xấu xí, cũ kĩ.
3. 10 năm vợ chồng, một ngừơi đàn ông như anh vẫn giữ được phong độ ngời ngời, thậm chí còn hơn xưa. Ly hôn rồi, có hàng tá những cô gái xếp hàng để anh tha hồ chọn lựa.

4. 10 năm vợ chồng, tuổi thanh xuân của em chẳng còn, những gì em đã mất chẳng thể nào lấy lại được nữa. Ly hôn rồi, tỉ lệ tái hôn của em chỉ còn 1%. Sẽ chẳng có người đàn ông nào nguyện kết hôn với một người phụ nữ đã một đời chồng và tay bồng bế một đứa con như em.
5. 10 năm vợ chồng, một người suốt ngày bận rộn như anh chỉ nấu cơm cho em 26 lần.
6. 10 năm vợ chồng, một người phụ nữ bù đầu vào việc nhà, cả việc kiếm tiền bên ngoài mà 365 ngày trong năm, mỗi ngày 3 bữa đều chuẩn bị đâu vào đấy chờ anh về ăn.
7. 10 năm vợ chồng, em sinh cho anh một đứa con. Hơn 9 tháng mang thai, nuôi dưỡng, dạy dỗ, chăm sóc em dùng cả 10 năm.
8. 10 năm vợ chồng, khi sinh con anh chỉ dùng đến 10 phút để đặt tên cho con.
9. 10 năm vợ chồng, em chưa bao giờ có lỗi với bố mẹ anh. Luôn hết lòng chăm sóc, thương yêu như bố mẹ ruột của mình. Còn bố mẹ em thì chẳng bao giờ về thăm.
10. 10 năm vợ chồng, anh chưa một lần gọi bố mẹ em một tiếng “bố mẹ”, chưa bao giờ anh tha thứ cho những lời lẽ cay độc trước đây bố mẹ em đã nói với anh, mặc dù đó chỉ là sự lo lắng cho cuộc đời con gái họ. Lúc anh nghèo, vì bố mẹ không đồng ý gả em cho anh nên anh không gọi, đến khi giàu có anh càng không phải sợ họ nữa nên càng không muốn gọi. Không lẽ anh muốn con gái mình sau này cũng chọn một người nghèo khó để lấy làm chồng sao? Liệu khi đó anh có cư xử như bố mẹ em đã từng không?
Anh à, nếu anh thật sự đã có người phụ nữ khác trong tim, đã có người hiểu anh, quan tâm chăm sóc cho anh, mà sau khi đọc xong “hóa đơn hôn nhân” này anh vẫn muốn ly hôn thì chỉ cần anh nói em sẽ đồng ý ly hôn với anh.
Chỉ là, em đợi anh một năm, nếu một năm sau anh vẫn không nói đến chuyện ly hôn thì anh nhất thiết phải mua lại tờ hóa đơn này. Dùng cả đời để trả nó cho em.
Dù anh quyết định như thế nào em vẫn không bao giờ hối hận vì đã đánh cược cả cuộc đời mình để theo anh. Bởi trái tim em vĩnh viễn bị anh cướp đi rồi.

Thứ Ba, 2 tháng 12, 2014

Không nên cho dâu, rể quyền thừa kế

Phụng dưỡng cha mẹ chồng hơn 30 năm nhưng đến khi họ mất cô con dâu trắng tay vì không thuộc hàng thừa kế. Chính quyền biết lòng hiếu thảo của bà này nhưng không giúp được gì.
Trong buổi góp ý dự án sửa đổi Bộ luật dân sự 2005 do Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức tại TP.HCM ngày 11/11, hai vấn đề thu hút sự quan tâm của các đại biểu là quyền thừa kế di sản và chủ thể có quyền giám hộ…
Tháng 10/2014, ban soạn thảo dự thảo Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi đã đưa ra đề xuất là con dâu, con rể nếu có công chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng thì sẽ được công nhận quyền thừa kế. Từ đó đã có những ý kiến cho rằng nên sửa đổi Bộ luật dân sự 2005 theo hướng đưa dâu, rể vào hàng thừa kế thứ nhất đối với di sản của cha mẹ vợ, cha mẹ chồng theo pháp luật.

Dâu, rể có hiếu nên làm di chúc chia tài sản
Đây là đề xuất có tính nhân văn, như chia sẻ của luật sư Lê Thị Ngân Giang (nguyên Phó ban Chính sách luật pháp Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam). Luật sư Giang kể có người phụ nữ nuôi dưỡng cha mẹ chồng hơn 30 năm, đến khi cha mẹ chồng chết bà cũng trắng tay vì không thuộc hàng thừa kế. Chính quyền địa phương dù biết rằng bà đã hết lòng vì nhà chồng nhưng họ cũng không thể làm gì được bởi luật không quy định quyền thừa kế của con dâu.
Tuy nhiên, theo hầu hết đại biểu, vẫn nên giữ nguyên quy định hiện hành là không quy định quyền thừa kế đối với dâu, rể. Luật sư Nguyễn Văn Hậu (Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM) phân tích có ba lý do để không đưa dâu, rể vào hàng thừa kế: Thứ nhất, hiện tình trạng tranh chấp thừa kế giữa những người cùng hàng thừa kế với nhau đã vô cùng phức tạp. Ngay cả anh chị em ruột một nhà mà còn từ mặt nhau, thậm chí đánh nhau gây thương tích, án mạng chỉ vì di sản, huống hồ gì là dâu, rể. Thứ hai, lấy căn cứ nào để chứng minh dâu, rể đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của con cái với cha mẹ chồng, cha mẹ vợ như cha mẹ ruột. Có thể với người này việc thăm hỏi, chu cấp tiền nong được xem là yêu thương, quý trọng cha mẹ chồng, cha mẹ vợ nhưng với người khác thì họ còn đòi hỏi khắt khe hơn là phải “thể hiện tình cảm chân thành” bằng việc trực tiếp chăm sóc, lo cơm nước... Thế nên để chứng minh dâu, rể đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của con cái với cha mẹ chồng, cha mẹ vợ là rất khó. Thứ ba, con cái trong gia đình đã được hưởng một phần di sản cha mẹ để lại nên nếu cho vợ, chồng họ được hưởng tiếp một phần nữa sẽ không công bằng cho những người chưa có vợ, chồng.
Ông Đặng Minh Sự (Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) cũng cho biết hơn 12 năm làm hội thẩm nhân dân, ông đã chứng kiến nhiều phụ nữ làm dâu nhà chồng hay đàn ông ở rể nhà vợ nhiều năm vẫn không được hưởng thừa kế. Theo ông Sự, như vậy là thiệt thòi cho họ nhưng nếu cho họ hưởng thừa kế thì sẽ phát sinh hệ lụy không nhỏ. Xét cho cùng dâu, rể cũng chỉ là người kết hôn với con của người để lại di sản chứ không có quan hệ ruột rà gì. Vậy phải làm sao để dâu hiền, rể thảo đỡ thiệt thòi? Luật sư Nguyễn Thị Hồng Liên (Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng hợp lý nhất vẫn là nếu xét thấy dâu, rể có hiếu thì cha mẹ vợ, cha mẹ chồng nên làm di chúc cho họ hưởng tài sản nếu muốn.
Thỏa thuận về người giám hộ Một điểm mới trong dự thảo Bộ luật dân sự sửa đổi là quy định cử người giám hộ thông qua thỏa thuận giữa những người thân thích (có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời) của người cần được giám hộ. Nếu không có thỏa thuận thì người giám hộ được cử trong số những người thân thích hoặc cá nhân, pháp nhân và ưu tiên cho người sống cùng hoặc đang trực tiếp chăm sóc người cần được giám hộ nếu đảm bảo lợi ích tốt nhất cho người cần được giám hộ. “Quy định này phù hợp với thực tiễn, bảo đảm quyền lợi của người cần được giám hộ hơn so với quy định hiện hành” - luật sư Nguyễn Thị Dợn (Phó Chủ tịch Hội Luật gia quận 6, TP.HCM) nhận xét. Theo luật sư Dợn, hiện nay vợ chồng là giám hộ đương nhiên cho nhau trong trường hợp người bạn đời mất năng lực hành vi dân sự (khoản 1 Điều 62 Bộ luật dân sự). Tuy nhiên, nếu vợ hoặc chồng muốn ly hôn, chia tài sản thì phải làm sao khi quyền lợi của họ đối lập nhau. Như vậy, quy định như dự thảo đã mở ra một hướng mới là cho người thân thích của người cần được giám hộ cơ hội để thương lượng mọi việc cho ổn thỏa, đảm bảo lợi ích cho người cần được giám hộ. Đồng tình, ông Nguyễn Hồng Hải (Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế Bộ Tư pháp) dẫn chứng thực tế: Có vụ tranh chấp quyền giám hộ giữa mẹ ruột và chồng của đương sự bị mất năng lực hành vi dân sự ở quận 3 (TP.HCM). Người mẹ nói con gái bà không được chồng yêu thương, chăm sóc nên muốn làm người giám hộ cho con nhưng chiếu theo quy định hiện hành thì không được (chồng mới là người giám hộ đương nhiên). Nếu đúng như người mẹ trình bày thì quyền lợi hợp pháp của người vợ không được bảo đảm, chưa kể dính dáng đến chuyện chia tài sản thì còn rắc rối hơn nữa...

Song hay ton tai: Dịch vụ tư vấn đăng ký bản quyền phần mềm

Song hay ton tai: Dịch vụ tư vấn đăng ký bản quyền phần mềm: Đăng ký bản quyền phần mềm  của công ty Luật Hùng Sơn & Cộng sự là  tổ chức dịch vụ được Cục bản quyền tác giả cấp giấy phép hoạt động t...